Trở thành Lương đệ Trương_hoàng_hậu_(Đường_Túc_Tông)

Năm đầu Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông, Trương thị được tuyển vào cung làm thiếp của Trung vương Lý Hanh, mang tước hiệu Nhụ nhân (孺人). Sau khi Lý Hanh làm Thái tử, bà được phong làm Lương đệ (良娣), địa vị cao nhất trong các phi thiếp của Thái tử, chỉ dưới chính thất là Thái tử phi[5]. Sau khi Thái tử ly hôn với Thái tử phi Vi thị năm 746, Trương Lương đệ trở thành sủng phi của Lý Hanh. Bà được nhận xét là thông minh, ăn nói khéo léo, rất được lòng người.

Năm Thiên Bảo thứ 12 (753), Trương Lương đệ sinh hạ một người con trai, chính là Hưng vương Lý Thiệu. Cuối năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chính thức khởi binh tạo phản. Quân An thế lực lớn mạnh, thắng trận liên tiếp, lần lượt phá vỡ các chốt phòng thủ của nhà Đường, từ căn cứ ban đầu là Phạm Dương[6] chiếm được Lạc Dương rồi Đồng Quan. Năm thứ 15 (756), Huyền Tông và Thái tử Lý Hanh rời khỏi kinh thành Trường An, bỏ chạy về phía Tây Thục. Đường đến Kiếm Nam (劍南)[7], Thái tử tách khỏi đoàn người Huyền Tông và đóng quân tại Linh Vũ cùng con trai là Kiến Ninh quận vương Lý Đàm.

Trên đường đi, Thái tử có ít người bảo vệ. Buổi tối, Trương Lương đệ luôn ngủ bên ngoài Thái tử. Khi Lý Hanh nói với bà: "Phụ nữ thì không cần trách nhiệm đánh nhau với giặc cướp", thì bà đã trả lời:"Thiếp sợ nếu biến cố bất ngờ xảy ra, có thể lấy thân mình làm khiên bảo vệ thái tử và hoàng tộc". Tại Linh Vũ, Trương thị hạ sinh một đứa bé, nhưng chỉ 3 ngày sau khi sinh là ngồi dậy may quần áo cho binh sĩ. Lý Hanh hỏi bà sao không nghỉ ngơi, bà đáp: "Không có thời gian nghỉ ngơi". Thái tử cảm động và càng sủng ái bà hơn. Trương Lương đệ sau lại hạ sinh con trai thứ hai là Lý Đồng[8][9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trương_hoàng_hậu_(Đường_Túc_Tông) http://www.sidneyluo.net/a/a16/052.htm http://www.sidneyluo.net/a/a17/047.htm http://www.sidneyluo.net/a/a17/077.htm http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... https://web.archive.org/web/20080921035212/http://... https://web.archive.org/web/20081011061009/http://... https://web.archive.org/web/20090202171305/http://... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%96%B0%E5%94%90%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E5%94%90%...